096 863 9298

Những điều bạn cần phải biết khi bếp từ nhà mình lỗi E6

08 Tháng Năm, 2020 Cẩm Nang Bếp

Ngày nay, bếp từ đang được sử dụng rất rộng rãi, thay thế dần cho các loại bếp gas. Bếp từ được thiết kế với mẫu mã rất đẹp mắt cùng nhiều tính năng vượt trội, được lòng nhiều bà nội trợ. Cũng vì có cấu tạo phức tạp mà đôi khi không thể tránh nổi các lỗi thường gặp, điển hình là mã lỗi E6. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách sửa bếp từ lỗi E6.

Tổng quan về bếp từ

Cấu tạo của bếp từ

Trước khi tìm hiểu cách sửa bếp từ lỗi E6, hãy cùng điểm qua các thông tin về cấu tạo của bếp từ.

Mẫu mã

Bếp từ thường được thiết kế với hình chữ nhật, hình oval hoặc hình vuông. Bề dày của các loại bếp từ cũng rất khác nhau (thường từ 7 đến 25 cm). Trên bề mặt của các bếp từ đều được trang bị kính chịu nhiệt (dày khoảng 4 – 8mm) có khả năng chịu nhiệt lớn, chịu lực tốt. Bảng điều khiển bằng cảm ứng hoặc phím bấm nổi.

Cuộn cảm

Cuộn cảm còn được gọi với tên gọi khác là mâm nhiệt, là một trong các linh kiện quan trọng nhất của những loại bếp từ. Cuộn cảm đảm nhiệm chức năng sinh nhiệt, duy trì độ bền cho bếp từ, bảo đảm an toàn khi nấu nướng.

Cuộn cảm thực chất là những vòng tròn đơn, liên kết chặt chẽ với nhau bằng các sợi dây đồng. Khi bếp từ khởi động và có nguồn điện đi qua cuộn cảm, bếp từ sẽ nhận diện được kích thước của các dụng cụ nấu ăn và chỉ sinh ra một lượng nhiệt vừa đúng với kích cỡ đó.

Cảm biến nhiệt của cuộn cảm

Được áp sát vào tấm tản nhiệt, hút chặt vào mặt kính của bếp từ. Có tác dụng đo nhiệt độ của mặt kính và giám sát nhiệt độ của sò công suất. Nếu nhiệt độ có sự thay đổi, cảm biến nhiệt sẽ ngay lập tức báo cho bộ phận vi xử lý và ra lệnh tắt bếp.

Quạt làm mát

Còn có tên gọi khác là quạt tản nhiệt hay quạt thông gió. Đây là bộ phận thực hiện nhiệm vụ giảm nhiệt cho các linh kiện có trong bếp từ. Trong mỗi bếp từ thường sẽ được trang bị từ 1 đến 2 quạt làm mát (bếp từ có nhiều vùng nấu và kích thước lớn sẽ có 2 quạt). Quạt làm mát tuabin là một linh kiện sử dụng cho các loại bếp từ nhập khẩu, trong khi đó quạt đồng trục lại được dùng trong những bếp từ giá rẻ.

Cấu tạo của bếp từ
Cấu tạo của bếp từ

Những ưu điểm của bếp từ

Thiết kế đẹp mắt: Như các bạn đã biết, bếp từ thường mỏng, mẫu mã đa dạng và rất đẹp mắt. Bề mặt của bếp từ luôn sáng bóng, tạo điểm nhấn sang trọng và tăng tính thẩm mỹ cho không gian bếp của gia đình bạn.

Nâng cao hiệu suất nấu nướng: Bếp từ hỗ trợ đáy nồi sinh nhiệt trực tiếp, làm nóng chỉ trong 3 giây, gia nhiệt đều, thức ăn chín nhanh. Vì vậy có thể nói, bếp từ giúp tăng hiệu suất nấu ăn lên đến 50% so với các loại bếp điện và bếp gas, giúp gia đình bạn tiết kiệm đáng kể thời gian dành cho việc nấu nướng.

Dễ dàng vệ sinh, thân thiện với môi trường: Bếp từ sở hữu mặt kính sáng bóng, vì vậy việc lau chùi các vết bẩn là rất dễ dàng, kể cả đối với các mảng bám cứng đầu. Hơn thế nữa, bếp từ không sinh ra khói hoặc các khí độc hại như bếp gas hoặc bếp lò, giúp cho không gian sinh hoạt của gia đình bạn luôn trong lành, sạch sẽ.

An toàn: Bếp từ không dễ phát sinh tình trạng cháy nổ như bếp gas, cũng không gây ra giật điện như các loại bếp điện. Ngoài ra, bề mặt của bếp từ không bị nóng, vì vậy kể cả khi lỡ tay chạm vào, bạn cũng sẽ không lo bỏng rát.

Bếp từ có thiết kế đẹp mắt cùng nhiều ưu điểm vượt trội
Bếp từ có thiết kế đẹp mắt cùng nhiều ưu điểm vượt trội

Chính vì có nhiều ưu điểm nên bếp từ dễ xảy ra lỗi hỏng, khiến các gia đình đau đầu, điển hình là đối với việc sửa bếp từ lỗi E6.

Nhược điểm của bếp từ

Bên cạnh các ưu điểm vượt trội, bếp từ cũng có một số nhược điểm lớn khiến nhiều bà nội trợ trở nên đắn đo khi quyết định mua.

Kén nồi

Điều khiến nhiều người bận tâm nhất khi mua bếp từ chính là nhược điểm kén nồi của nó. Bếp từ chỉ nhận những dụng cụ nấu ăn có đáy làm bằng kim loại, nhiễm từ. Rất nhiều gia đình khi chuyển sang sử dụng bếp từ cũng phải thay đổi bộ nồi có đáy nhiễm từ. Khi đặt lên bếp những dụng cụ không phù hợp, bếp sẽ báo lỗi không nhận nồi.

Khó khăn khi cúp điện

Không giống như bếp gas, nhiên liệu để bếp từ hoạt động là điện, và không thể thay thế bằng bất cứ loại nhiên liệu nào khác. Khi xảy ra tình trạng mất điện, bếp từ sẽ không có khả năng khởi động. Vì vậy, trong gia đình bạn nên được trang bị bếp gas mini để đề phòng trường hợp trên.

Giá thành cao

Các loại bếp từ nhập khẩu, đa tính năng có thể có giá vài chục triệu đồng một chiếc. Vì vậy, tuy sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với bếp gas và bếp điện, nhiều người vẫn cân nhắc việc có nên sở hữu cho mình một chiếc bếp từ hay không khi giá của nó khá đắt.

Các hãng bếp từ được ưa chuộng nhất hiện nay

Bếp từ nhập khẩu với sự đa dạng tính năng, thiết kế đẹp mắt cùng thương hiệu uy tín là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều gia đình. Một số hãng thiết bị nhà bếp, thiết bị gia đình nhập khẩu được ưa chuộng nhất có thể kể đến là FAGOR , CATA , NODOR , CHEFS , AMICA , HAFELE ,APELSON ,  ZEGU , FANDI.

Bếp từ Bosch
Bếp từ Bosch
Bếp từ Chefs
Bếp từ Chefs

Các thương hiệu trên đều sử dụng mạch của tập đoàn E.G.O – tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực sản xuất mạch điện tử gia dụng tại châu Âu, gần như chưa có nhà sản xuất nào có chất lượng mạch tốt hơn của E.G.O.

Tuy nhiên, sử dụng mạch chất lượng nhất không đồng nghĩa với việc sẽ không phát sinh sự cố trong quá trình nấu ăn. Sửa bếp từ lỗi E6 luôn là một vấn đề khó khăn đối với nhiều bà nội trợ.

Sửa bếp từ lỗi E6

Nguyên nhân của mã lỗi E6 trên bếp từ

Khi bếp từ báo mã lỗi E6 thường sẽ kèm theo tiếng bíp gấp, nguyên nhân có thể là do:

  • Bộ phận cảm biến nhiệt gặp sự cố.
  • Dụng cụ nấu có nhiệt độ quá cao.
  • Bếp đang hoạt động ở khu vực có điện áp không ổn định.
  • Bếp được đặt tại khu vực ẩm thấp, côn trùng làm tổ trong bếp gây hỏng mạch.

Cách khắc phục lỗi E6

Một số gợi ý để các bạn có thể tự sửa bếp từ lỗi E6 tại nhà như sau:

  • Tắt bếp từ nhưng không rút điện để quạt tản nhiệt hoạt động, giảm bớt nhiệt trên bếp.
  • Nhấc dụng cụ nấu ăn ra khỏi bếp từ, đợi cho đến khi dụng cụ nguội lại và vùng nấu trên bếp từ bớt nóng.
  • Khởi động lại bếp, chú ý dùng mức công suất thấp hơn để bắt đầu nấu ăn.
  • Đặt bếp từ tại khu vực khô ráo, tránh côn trùng.
Bạn có thể tự sửa bếp từ lỗi E6 tại nhà
Bạn có thể tự sửa bếp từ lỗi E6 tại nhà

Nếu đã thực hiện hết những thao tác trên nhưng vẫn không thể khắc phục sự cố, hãy liên hệ ngay với kỹ thuật viên để được hỗ trợ kiểm tra, sửa bếp từ lỗi E6 nhanh chóng.

Một số mã lỗi khác của bếp từ

  • Mã lỗi E0: Trên bếp đang không có nồi, nồi không tương thích, bếp từ không nhận nồi.
  • Mã lỗi E1: Nhiệt độ của bếp từ đang bị quá cao.
  • Mã lỗi E2: Bếp từ bị quá tải điện.
  • Mã lỗi E3: Dòng điện quá yếu.
  • Mã lỗi E4: Nhiệt độ của dụng cụ nấu ăn cao.
  • Mã lỗi E5: Cảm biến nhiệt đang trong tình trạng quá tải.
  • Mã lỗi E7: Bộ phận cảm biến nhiệt đang bị hở mạch.
  • Mã lỗi E9: Lỗi giao tiếp của bảng điều khiển cùng với cảm biến nhiệt.

Bếp từ có nhiều tính năng nổi trội nhưng cũng thường gặp phải sự cố. Thông qua bài viết trên, chúng ta đều thấy rằng hoàn toàn có thể tự sửa bếp từ lỗi E6 tại nhà. Tuy nhiên, khi gặp phải những lỗi kỹ thuật lớn, hãy liên hệ ngay với các trung tâm sửa chữa để được giúp đỡ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *